Lên ngôi Thiên hoàng Thiên_hoàng_Momozono

Ngày 09 tháng 6 năm 1747, Thiên hoàng Sakuramachi qua đời và con cả là thân vương Toohito lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Momozono[5].

Năm 1748, Thiên hoàng tổ chức buổi trình diễn rối nước khắc hoạ lại sự kiện Bốn mươi bảy Ronin năm 1702[6].

Năm 1748 và 1752, Vương quốc Ryukyu cử sứ giả sang quan hệ ngoại giao với Mạc phủ[7].

Tháng 10/1749, cơn bão khủng khiếp ở thủ đô Kyoto tàn phá nhiều nhà cửa và người, toà thành Nijo bị cháy sau khi sét đánh[8].

Năm 1758, các quý tộc (kuge) nổi dậy chống lại chính sách thống trị của Mạc phủ, đòi trao trả quyền hành cho Thiên hoàng[9]. Từ điển Thần đạo (Shinto) ghi: các quý tộc là kampaku Konoe Uchisaki (1728-1785), Yoshida Kaneo (1705-87) và nhiều quý tộc khác[10]. Đứng đầu nhóm này là Takenouchi Shikibu, người học trò đi theo Yamazaki Ansai để học Suika Shintô (Thùy gia thần đạo, thuyết kết hợp Thần đạo với Nho học, xem trọng uy quyền thiên hoàng)[11]. Shikibu cùng với Yamagata Daini trở về Kyoto, cùng các đồng sự của mình cố gắng vận động các quan lại ở triều đình dùng quyền lực của mình để gây áp lực với Shogun, buộc ông ta (tức Shogun Tokugawa Ieshige) phải trao trả ủy quyền cho Thiên hoàng. Cuộc vận động của Shikibu bị quân Shogun phát hiện và đàn áp[12], nhiều người bị bắt và bị đi đầy.

15 tháng 9 năm 1762, Thiên hoàng thoái vị[13] và nhường ngôi cho chị gái cả là Nội thân vương Toshiko, về sau sẽ lên ngôi với hiệu Thiên hoàng Go-Sakuramachi.

Kugyō

Niên hiệu

  • Enkyō (1744-1748)
  • Kan'en (1748-1751)
  • Hōreki (1751-1764)